Heading là gì? Vai trò của heading và cách SEO Heading
Heading là gì?
Heading là các thẻ (tag) từ H1 đến H6, được sử dụng để làm rõ nội dung chính của chủ đề đang được nói đến trong bài viết. Thứ tự ưu tiên của các thẻ Heading trong SEO cũng khác nhau, ưu tiên giảm dần từ H1, H2, H3, H4, H5 đến H6.
Bạn có thể hình dung các thẻ Heading như là các tiêu đề trong phần mục lục của cuốn sách. Với H1 là tên cuốn sách, H2 là tên các chương và H3 đến H6 là những mục nhỏ hơn trong các chương của cuốn sách đó.
Việc đặt các thẻ Heading sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được phần nào trong nội dung của bạn là quan trọng và chúng đang được kết nối với nhau như thế nào.
VAI TRÒ CỦA HEADING TRONG SEO
Sau khi hiểu được Heading là gì, bạn cũng có thể hình dung được phần nào vai trò của Heading. Vậy, cụ thể vai trò của các thẻ Heading và tầm quan trọng của nó ra sao trong SEO?
Thể hiện cấu trúc mạch lạc
Các thẻ Heading giúp người đọc hình dung được khái quát nội dung website đang viết về chủ đề gì, mỗi tiêu đề là một sợi dây liên kết lại với nhau giúp cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc hơn.
Tăng khả năng tiếp cận
Thẻ Heading đóng vai trò quan trọng trong khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng, thẻ tiêu đề có dạng HTML nên người đọc có thể nắm được cấu trúc bài viết rõ ràng hơn. Bên cạnh đó nó còn có chức năng nhảy từ Heading này sang Heading khác hỗ trợ điều hướng người đọc tốt hơn.
Tăng sức mạnh cho SEO
Sử dụng thẻ Heading giúp cải thiện chất lượng bài viết tốt hơn và góp phần tăng sức mạnh cho SEO, giúp nhấn mạnh từ khóa chính cũng như các từ khóa phụ liên quan để làm rõ nội dung mà trang web muốn truyền tải.
Cách tối ưu heading cho SEO
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của heading, vậy nên tối ưu thẻ H là việc làm quan trọng và cần thiết trong các chiến dịch SEO. Vậy cần làm gì để tối ưu heading có hiệu quả?
1, Heading 1 (H1)
Đối với heading1 hay còn được gọi là title, việc xuất hiện từ khóa chính là điều chắc chắn. Vậy nên, khi đặt thẻ H1, hãy cố gắng tối ưu ngắn gọn, mạch lạc, có chứa từ khoá chính. Một mẹo nhỏ ở đây là nên sắp xếp từ khoá ở đầu thẻ H1, như vậy sẽ dễ dàng SEO hơn.H1 càng thu hút, càng tiếp cận được nhiều người dùng click vào, và cao hơn là tạo ra chuyển đổi. Số lượng lý tưởng của thẻ H1 là khoảng 50 ký tự, dài nhất là 72 ký tự. Như vậy sẽ tốt cho hiển thị hơn.
2, Heading 2 (H2)
Heading 2 là những danh mục lớn, giải thích cho mệnh đề lớn H1. Một bài viết không giới hạn số lượng heading 2, nhưng với 1 bài viết bình thường, lý tưởng nhất là từ 3 - 5 thẻ H2.Các thẻ H2 cũng sẽ gắn từ khoá, và từ khoá chính sẽ thường được đặt ở thẻ H2 đầu tiên. Số lượng ký tự của thẻ H2 cũng không được quá dài, mà càng trọng tâm càng tốt. Như vậy khi nhìn vào tổng thể bài viết, vừa hiện đại, vừa giúp người đọc tập trung hơn.
3, Heading 3 (H3)
Đây là những mục nhỏ nhằm giải thích cho mục lớn H2. Vậy nên nội dung của H3 thường là các đoạn nhỏ, dễ hiểu. Với H3, bạn nên tối ưu bằng cách chèn các từ khóa phụ, LSI hoặc các từ định vị. Nội dung của H3 càng chi tiết bao nhiêu, bài viết càng được đánh giá cao bấy nhiêu.Một H2 cũng không nên xuất hiện quá nhiều thẻ H3, như vậy sẽ làm loãng nội dung bài viết, người đọc sẽ cảm thấy nhàm chán, mất tập trung, Google cũng không chấm điểm cao ở điểm này.
4, Heading 4 (H4)
Rất ít khi bạn phải sử dụng đến thẻ H4, trừ khi đó là những bài viết dài, chủ đề rộng, như vậy việc có thêm thẻ H4 là điều hoàn toàn hợp lý. Vì nếu không sử dụng thẻ H4 đúng cách, bài viết có thể trở nên lan man, kém hấp dẫn.
5, Heading 5 (H5,6)
So về độ hiếm thì thẻ H5,H6 còn ít gặp hơn H4. Vậy nên, trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn mới nên sử dụng đến hai thẻ này. Và tất nhiên, đối với H5, H6 vẫn nên xuất hiện từ khóa phụ.
Nhận xét
Đăng nhận xét